Tác hại của liên kết gãy chúng ta đã biết quá rõ ràng rồi, và những người đang sử dụng WordPress đều có thể đang sử dụng plugin Broken Link Checker để nó tự động tìm các liên kết bị lỗi 404 để bạn có thể sửa hoặc xóa đi. Tuy nhiên những người khác không sử dụng WordPress thì sao? Và plugin Broken Link Checker rất tốn tài nguyên, bạn càng có nhiều bài viết trong website thì nó sẽ càng tốn tài nguyên khi xử lý.
Tuy nhiên, việc tìm các liên kết gãy trong website không phải hoàn toàn bó tay hoặc sử dụng các dịch vụ trả phí, mà ở đây mình sẽ giới thiệu đến bạn 4 công cụ có thể giúp bạn tìm các liên kết gãy trong website hoàn toàn miễn phí và không ảnh hưởng đến website.
1. Xenu Link Sleuth
Đánh giá: [star rating=”4.5″]
Hệ điều hành: Windows
Xenu nói chính xác hơn nó là một công cụ dò tìm toàn bộ liên kết của một website bất kỳ chứ không phải chỉ có chức năng tìm liên kết bị lỗi 404. Cách thức hoạt động của nó là crawl liên kết theo kiểu bắc cầu từ trang này sang trang khác và trả thống kê đầy đủ cho bạn sau khi nó crawl xong. Tuy nhiên, do crawl theo kiểu đó nên nếu website bạn có nhiều trang thì sẽ khá mất thời gian để nó crawl xong đấy.
Khi phát hiện ra link bị 404, bạn có thể ấn chuột phải vào nó rồi chọn URL Properties để xem link đó nằm trong trang nào để bạn biết.
2. ScreamingFrog Spider SEO
Đánh giá: [star rating=”4.2″]
Hệ điều hành: Windows, Mac, Ubuntu.
Nếu Xenu chỉ có nhiệm vụ thu thập liên kết của website rồi trả về với các thuộc tính cơ bản thì ScreamingFrog sẽ có vai trò như một phần mềm hỗ trợ SEO tốt hơn vì nó có thêm các chức năng phục vụ việc SEO như phân tích các chỉ số của liên kết, kiểm tra liên kết, kiểm tra SEO Onpage,….
Phần mềm này tuy miễn phí nhưng nó sẽ giới hạn bạn thu thập tối đa là 500 liên kết. Nếu bạn muốn dùng nhiều hơn thì sẽ trả phí là 99 bảng Anh mỗi năm. Nhìn chung nếu bạn phụ thuộc nhiều vào nó thì cái giá đó không phải là đắt đỏ.
3. LinkChecker
Đánh giá: [star rating=”4″]
Hệ điều hành: Windows, Ubuntu, Linux.
Nếu bạn là một người dùng Linux thì có thể sử dụng công cụ này để kiểm tra liên kết gãy, nó hỗ trợ rất nhiều nền tảng như Windows, Ubuntu, Linux (hỗ trợ command line) và thậm chí là bạn có thể cài nó vào Web Server rồi sử dụng trên môi trường web. Nhìn chung nếu bạn đang có một máy chủ cỡ mạnh thì có thể cài cái này vô và kiểm tra cho nó nhanh.
4. Google Webmaster Tools
Đánh giá: [star rating=”3″]
Hệ điều hành: Môi trường web
Công cụ Google Webmaster Tools thì quá quen thuộc rồi và hầu như chúng ta sử dụng nó mỗi ngày. Và trong đó nó có một tính năng đó là thu thập và thống kê các liên kết bị lỗi có trong website, bạn có thể tìm thấy nó ở phần Thu thập dữ liệu -> lỗi thu thập dữ liệu.
Lời kết
Ở trên là 4 công cụ mà mình đã từng sử dụng qua để kiểm tra các liên kết bị lỗi 404 và hiện tại cả 4 công cụ đều đang sử dụng rất tốt nên bạn cứ yên tâm mà sử dụng nhé. Hãy nên nhớ rằng, website bạn càng có ít liên kết lỗi 404 thì Google càng đánh giá cao hơn, cũng như thân thiện với người dùng hơn.
Nguồn : thachpham.com